CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VIETGAP TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN MỚI VÀ VIETGAP CŨ

       Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn).   Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ.   
Phân biệt quy trình VietGAP cũ và Tiêu chuẩn VietGAP: 
* Giống nhau: 
   Quy trình VietGAP Cũ và Tiêu chuẩn VietGAP mới áp dụng cho vùng sản xuất và sơ chế giống nhau dựa trên 4 yêu cầu chính:
  1. An Toàn Thực Phẩm
  2. An Toàn Môi Trường
  3. An Toàn Cho Người Lao Động
  4. Truy xuất được nguồn gốc
    Quản lý trong quá trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới, phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại. 
* Khác nhau:  
- Tiêu chuẩn VietGAP mới các mục tiêu chí rõ ràng hơn so với Quy trình VietGAP cũ như:
+ Bảo quản thuốc BVTV yêu cầu tiêu chuẩn mới có dụng cụ chứa hoặc kho thuốc BVTV, có dụng cụ trống chảy tràn.+  Phải có sơ đồ khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.+ Lấy mẫu phân tích sản phẩm dựa trên đánh giá mối nguy ảnh hưởng tới sản xuất+ Trong đánh giá nội bộ nếu có điểm không phù hợp phải khắc phục trước khi bán sản phẩm cho khách hàng.+ Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở có nhiều địa điểm phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm+ Cần có danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất, trong đó bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại+ Đối với rau mầm không được dùng phân bón và thuốc BVTV+ Đối với sản xuất chè phải loại hết cỏ dại chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids- Tiêu chuẩn VietGAP mới yêu cầu xây dựng tài liệu cụ thể hơn so với quy trình VietGAP cũ như : quy định kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng, quy định đánh giá nội bộ, quy định xử lý sản phẩm không phù hợp, quy định khiếu nại...- Phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế và có kế hoạch kiểm soát các mối nguy 
=> Tiêu chuẩn VietGAP mới dễ áp dụng hơn so với quy trình VietGAP Cũ

* Lợi ích khi áp dụng VietGAP 
- Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
- Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
- Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
   VietCert là tổ chức của Việt Nam được Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận hoạt động chứng nhận quy trình thực hành trồng trọt tốt phù hơp tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (Vietgap trồng trọt) theo số 417/TĐC-HCHQ.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ:
Ms. Nguyễn Trâm 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét