CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ VÀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHO HÀNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

     Nhằm giải quyết tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới, đầu năm 2018 Chính Phủ đã xây dựng nghị định theo hướng cắt giảm thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu . Trên cơ sở đó Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 thay thế nghị định số 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm. Quy định Thủ tục tự công bố sản phẩm và áp dụng hầu hết với các đối tượng thực phẩm.

* Đối tượng thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

* Các trường hợp không được thực hiện thủ tục tự công bố

   Các sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

1. Hồ sơ tự công bố:

 -Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 trong nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi các phòng kiểm kiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuần tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
- Certificate of analysis (CA) - Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (đối với thực phẩm nhập khẩu).

2. Hồ sơ kiểm tra nhà nước

1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 04 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
2. Bản tự công bố sản phẩm theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 02 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
3. 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính); (phụ lục 1 mẫu 05 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
4. Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
5. Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

3. Quy trình làm hồ sơ tự công bố và kiểm tra nhà nước tại Deming

Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ nhập khẩu (contract, Invoice, packing list, bill of lading) cho Deming
Bước 2: Deming lên thông tin thử nghiệm, nhận mẫu và gửi mẫu về PTN
Bước 3: Xây dựng hồ sơ tự công bố nộp lên ban ATVSTP
Bước 4: Nhập lô hàng về --> Đăng kí kiểm tra nhà nước tại Deming.
Bước 5: Mang đơn đăng kí, hồ sơ nhập khẩu, hồ sơ tự công bố --> nộp Hải quan --> Mang hàng về kho bảo quản.

Bước 6: Cơ quan KTNN ra thông báo --> đưa hàng hóa về.

4. Các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước

Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
- Sản phẩm mang theo người nhập cảnh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế
- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
- Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
- Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
- Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Công thương ra quyết định chỉ định Viện Năng suất chất lượng Deming thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 
 

Viện Năng suất chất lượng Deming luôn đặt phương châm hỗ trợ tối ưu và giải quyết thủ tục nhanh chóng cho khách hàng.
  Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
vietcert.kinhdoanh39@gmail.com
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét