CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ VÀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHO HÀNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

     Nhằm giải quyết tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới, đầu năm 2018 Chính Phủ đã xây dựng nghị định theo hướng cắt giảm thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu . Trên cơ sở đó Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 thay thế nghị định số 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm. Quy định Thủ tục tự công bố sản phẩm và áp dụng hầu hết với các đối tượng thực phẩm.

* Đối tượng thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

* Các trường hợp không được thực hiện thủ tục tự công bố

   Các sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

1. Hồ sơ tự công bố:

 -Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 trong nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi các phòng kiểm kiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuần tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
- Certificate of analysis (CA) - Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (đối với thực phẩm nhập khẩu).

2. Hồ sơ kiểm tra nhà nước

1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 04 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
2. Bản tự công bố sản phẩm theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 02 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
3. 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính); (phụ lục 1 mẫu 05 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
4. Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
5. Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

3. Quy trình làm hồ sơ tự công bố và kiểm tra nhà nước tại Deming

Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ nhập khẩu (contract, Invoice, packing list, bill of lading) cho Deming
Bước 2: Deming lên thông tin thử nghiệm, nhận mẫu và gửi mẫu về PTN
Bước 3: Xây dựng hồ sơ tự công bố nộp lên ban ATVSTP
Bước 4: Nhập lô hàng về --> Đăng kí kiểm tra nhà nước tại Deming.
Bước 5: Mang đơn đăng kí, hồ sơ nhập khẩu, hồ sơ tự công bố --> nộp Hải quan --> Mang hàng về kho bảo quản.

Bước 6: Cơ quan KTNN ra thông báo --> đưa hàng hóa về.

4. Các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước

Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
- Sản phẩm mang theo người nhập cảnh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế
- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
- Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
- Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
- Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Công thương ra quyết định chỉ định Viện Năng suất chất lượng Deming thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 
 

Viện Năng suất chất lượng Deming luôn đặt phương châm hỗ trợ tối ưu và giải quyết thủ tục nhanh chóng cho khách hàng.
  Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
vietcert.kinhdoanh39@gmail.com
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VIETGAP TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN MỚI VÀ VIETGAP CŨ

       Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn).   Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ.   
Phân biệt quy trình VietGAP cũ và Tiêu chuẩn VietGAP: 
* Giống nhau: 
   Quy trình VietGAP Cũ và Tiêu chuẩn VietGAP mới áp dụng cho vùng sản xuất và sơ chế giống nhau dựa trên 4 yêu cầu chính:
  1. An Toàn Thực Phẩm
  2. An Toàn Môi Trường
  3. An Toàn Cho Người Lao Động
  4. Truy xuất được nguồn gốc
    Quản lý trong quá trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới, phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại. 
* Khác nhau:  
- Tiêu chuẩn VietGAP mới các mục tiêu chí rõ ràng hơn so với Quy trình VietGAP cũ như:
+ Bảo quản thuốc BVTV yêu cầu tiêu chuẩn mới có dụng cụ chứa hoặc kho thuốc BVTV, có dụng cụ trống chảy tràn.+  Phải có sơ đồ khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.+ Lấy mẫu phân tích sản phẩm dựa trên đánh giá mối nguy ảnh hưởng tới sản xuất+ Trong đánh giá nội bộ nếu có điểm không phù hợp phải khắc phục trước khi bán sản phẩm cho khách hàng.+ Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở có nhiều địa điểm phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm+ Cần có danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất, trong đó bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại+ Đối với rau mầm không được dùng phân bón và thuốc BVTV+ Đối với sản xuất chè phải loại hết cỏ dại chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids- Tiêu chuẩn VietGAP mới yêu cầu xây dựng tài liệu cụ thể hơn so với quy trình VietGAP cũ như : quy định kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng, quy định đánh giá nội bộ, quy định xử lý sản phẩm không phù hợp, quy định khiếu nại...- Phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế và có kế hoạch kiểm soát các mối nguy 
=> Tiêu chuẩn VietGAP mới dễ áp dụng hơn so với quy trình VietGAP Cũ

* Lợi ích khi áp dụng VietGAP 
- Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
- Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
- Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
   VietCert là tổ chức của Việt Nam được Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận hoạt động chứng nhận quy trình thực hành trồng trọt tốt phù hơp tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (Vietgap trồng trọt) theo số 417/TĐC-HCHQ.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ:
Ms. Nguyễn Trâm 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP MỚI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GÌ?

        Ngày 2/2/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP của trước đây. Nghị định mới thay đổi căn bản cách quản lý an toàn thực phẩm, điểm nổi bật trong lần cải cách nghị định mới này là cho phép hơn 90% tự công bố sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong việc tự công bố chất lượng sản phẩm.

  Theo khoản 1, điều 4 Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định các sản phẩm thuộc nhóm tự công bố chất lượng sản phẩm:
  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
        Thực thi nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí hành chính mỗi năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn:
  • Doanh nghiệp tự đứng ra công bố chất lượng sản phẩm --> Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm mọi thông tin của sản phẩm khi đã tự công.
  •  Không phát sinh công văn khi hồ sơ sai về hình thức hay nội dung --> Doanh nghiệp sẽ bị phạt về những lỗi sai khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm về sau.
  • Thông tin của tự công bố sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử --> Không ban hành bản tự công bố chất lượng sản phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng --> Gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch thương mại, giảm tính cạnh tranh.
  • Thành phần hồ sơ đơn giản --> Tiến hành soạn hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng.
  • Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng đơn giản, nhanh chóng --> Tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho doanh nghiệp.
     Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm:
  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 trong nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi các phòng kiểm kiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuần tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
  • Certificate of analysis (CA) - Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (đối với thực phẩm nhập khẩu).
Mọi thắc mắc về thủ tục và hồ sơ tự công bố xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHO SẢN XUẤT THỰC PHẨM


  • Nhiều doanh  nghiệp đang đặt ra câu hỏi nên lựa chọn hệ thống quản chất lượng nào thì thích hợp?
  • Nếu đã áp dụng HACCP có thể chuyển đổi sang hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 hay không?


HACCP và ISO 22000 hai hệ thống này có những điểm tương đồng, đều hướng về mục tiêu giúp các doanh nghiệp chế biến - sản xuất thực phẩm, kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, phân phối cho tới khi thực phẩm được bày biện trên bàn ăn.
Cả hai hệ thống này đều quy định doanh nghiệp muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc ủy ban Codex đưa ra, kiểm soát mối nguy đối với thực phẩm:

  • Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
  • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát kiểm soát các CCP
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát một CCP nào đó không được kiểm soát
  • Nguyên tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP các doanh nghiệp tùy vào lĩnh vực mình đang hoạt động mà phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP, GAP, GVP) thích hợp nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân... Ngoài ra, các doanh nghiệp đều phải xây dưng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể.

Như vậy, khi một doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP thì dễ dàng chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000.

    * Quy trình chứng nhận tại Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert


Nội dung công việc:
- Thực hiện ký kết hợp đồng giữa VietCert và (Khách hàng)

- Khách hàng hoàn thiện đơn đăng ký chứng nhận theo mẫu và gởi lại cho VietCert.

- VietCert yêu cầu cung cấp những tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn mà khách hàng đăng ký chứng nhận.

- Căn cứ vào hồ sơ đăng ký, VietCert tiến hành họp nội bộ để lựa chọn thành phần đoàn đánh giá có năng lực phù hợp với lĩnh vực đăng ký của khách hàng.

- Trưởng đoàn đánh giá chịu trách nhiệm lập kế hoạch đánh giá chi tiết để gởi đến khách hàng trước ít nhất 7 ngày làm việc.

- Đoàn đánh giá thực hiện xem xét tài liệu nhằm xác định mức độ đầy đủ và phù hợp của hệ thống tài liệu của khách hàng so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Kết quả xem xét sẽ được lập thành báo cáo và gởi cho khách hàng.

- Nếu báo cáo chỉ ra những điểm chưa đáp ứng yêu cầu, thì khách hàng sẽ được yêu cầu khắc phục các vấn đề này trước cuộc đánh giá chính thức.

- Họp mở đầu: Đoàn đánh giá giới thiệu thành phần đoàn, giải thích quá trình đánh giá và thống nhất kế hoạch đánh giá tại hiện trường.

- Đánh giá tại hiện trường: căn cứ vào kế hoạch, đoàn đánh giá sẽ tiến hành đánh giá tại các phòng ban, bộ phận. Việc đánh giá chính thức nhằm thẩm tra Hệ thống phân tích nhận diện mối nguy của khách hàng đã được văn bản hoá và thực hiện có hiệu lực. Việc đánh giá này được thực hiện dựa trên các quy định về hệ thống quản lý tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000.

- Họp kết thúc: Đoàn đánh giá sẽ thông báo kết quả đánh giá chính thức đến khách hàng. Báo cáo đánh giá chính thức sẽ được thống nhất và sẽ được gửi bằng văn bản tới khách hàng sau khi hoàn thành đánh giá tại hiện trường.

- Các điểm không phù hợp nếu được phát hiện trong quá trình đánh giá, khách hàng cần phải tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp này và gởi hồ sơ khắc phục đến VietCert không quá 3 tháng sau cuộc đánh giá chính thức.

- Đoàn đánh giá sẽ kiểm tra kết quả khắc phục hoặc dựa trên hồ sơ hoặc tại hiện trường.

- Ngay sau khi cuộc đánh giá chính thức kết thúc, đoàn đánh giá sẽ gửi toàn bộ hồ sơ đánh giá chứng nhận đến bộ phận thẩm tra và kiến nghị Giám đốc VietCert cấp chứng chỉ phù hợp ISO 22000 cho khách hàng
- Cuộc đánh giá giám sát sẽ đánh giá các mẫu ngẫu nhiên của hệ thống khách hàng, nhưng cách tiếp cận sẽ tương tự như cuộc đánh giá chính thức tại hiện trường. Cũng tương tự, một báo cáo sẽ được lập sau khi kết thúc cuộc đánh giá giám sát để báo cáo các điểm không phù hợp, và nếu không có điểm không phù hợp sẽ tiếp tục duy trì chứng nhận.

- Hết chu kỳ chứng nhận, VietCert tiến hành chứng nhận lại. Quá trình đánh giá sẽ tiến hành theo các bước tương tự như giống như cuộc đánh giá chứng nhận nhận lần đầu.

Để biết thêm các thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng