CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM

      Để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp:
1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
3. Sơ chế nhỏ lẻ
4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
7. Nhà hàng trong khách sạn
8. Bếp ăn tập thể không có đăng kí ngành nghề kinh doanh thực phẩm
9. Kinh doanh thức ăn đường phố.
10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.


 
* Hồ sơ để  giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
-  Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

* Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận

-  Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

- Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

- Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

- Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Tuy nhiên, Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì sẽ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 
1. Ký hợp đồng chứng nhận: 
Thực hiện ký kết hợp đồng giữa VietCert và Khách hàng -> Sau khi 2 bên thống nhất ký kết hợp đồng

2. Đăng ký chứng nhận: 
Khách hàng hoàn thiện đơn đăng ký chứng nhận theo mẫu và gửi lại cho VietCert. ->
VietCert yêu cầu cung cấp những tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn mà khách hàng đăng ký chứng nhận 
Ngay sau khi ký kết hợp đồng (2 ngày)

3. Thành lập đoàn đánh giá, lập kế hoạch đánh giá
- Căn cứ vào hồ sơ đăng ký, VietCert tiến hành họp nội bộ để lựa chọn thành phần đoàn đánh giá có năng lực phù hợp với lĩnh vực đăng ký của khách hàng.
- Trưởng đoàn đánh giá chịu trách nhiệm lập kế hoạch đánh giá chi tiết để gởi đến khách hàng trước ít nhất 7 ngày làm việc.
Ngay sau khi tiếp nhận Hồ sơ đăng ký (1 ngày)

4. Đánh giá hệ thống tài liệu
- Đoàn đánh giá thực hiện xem xét tài liệu nhằm xác định mức độ đầy đủ và phù hợp của hệ thống tài liệu của khách hàng so với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Kết quả xem xét sẽ được lập thành báo cáo và gởi cho khách hàng.
- Nếu báo cáo chỉ ra những điểm chưa đáp ứng yêu cầu, thì khách hàng sẽ được yêu cầu khắc phục các vấn đề này trước cuộc đánh giá chính thức.
Ngay sau khi nhận được hệ thống tài liệu của khách hàng (1 ngày)

5. Đánh giá chính thức tại hiện trường
- Họp mở đầu: Đoàn đánh giá giới thiệu thành phần đoàn, giải thích quá trình đánh giá và thống nhất kế hoạch đánh giá tại hiện trường.
- Đánh giá tại hiện trường: căn cứ vào kế hoạch, đoàn đánh giá sẽ tiến hành đánh giá tại các phòng ban, bộ phận. Việc đánh giá chính thức nhằm thẩm tra Hệ thống phân tích nhận diện mối nguy của khách hàng đã được văn bản hoá và thực hiện có hiệu lực. Việc đánh giá này được thực hiện dựa trên các quy định về hệ thống quản lý tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế HACCP
- Họp kết thúc: Đoàn đánh giá sẽ thông báo kết quả đánh giá chính thức đến khách hàng. Báo cáo đánh giá chính thức sẽ được thống nhất và sẽ được gửi bằng văn bản tới khách hàng sau khi hoàn thành đánh giá tại hiện trường.
Theo kế hoạch đánh giá cụ thể

6. Thực hiện hành động khắc phục
- Các điểm không phù hợp nếu được phát hiện trong quá trình đánh giá, khách hàng cần phải tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp này và gởi hồ sơ khắc phục đến VietCert không quá 3 tháng sau cuộc đánh giá chính thức.
Không quá 3 tháng sau khi kết thúc đánh giá tại hiện trường

7. Thẩm xét kết quả đánh giá
- Đoàn đánh giá sẽ kiểm tra kết quả khắc phục hoặc dựa trên hồ sơ hoặc tại hiện trường (1-2 ngày)

8. Cấp giấy chứng nhận
- Ngay sau khi cuộc đánh giá chính thức kết thúc, đoàn đánh giá sẽ gửi toàn bộ hồ sơ đánh giá chứng nhận đến bộ phận thẩm tra và kiến nghị Giám đốc VietCert cấp chứng chỉ phù hợp HACCP cho khách hàng (1 ngày)

9. Giám sát định kỳ
- Cuộc đánh giá giám sát sẽ đánh giá các mẫu ngẫu nhiên của hệ thống khách hàng, nhưng cách tiếp cận sẽ tương tự như cuộc đánh giá chính thức tại hiện trường. Cũng tương tự, một báo cáo sẽ được lập sau khi kết thúc cuộc đánh giá giám sát để báo cáo các điểm không phù hợp, và nếu không có điểm không phù hợp sẽ tiếp tục duy trì chứng nhận. 12 tháng/lần(2 lần/3 năm)

Để biết thêm các thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét